Khám phá bí quyết làm Template Shopee từ A – Z chỉ trong 10 phút (phần 2)

kham pha bi quyet lam template shopee tu a z chi trong 10 phut

Phần 2 sẽ tập trung vào màu sắc của các ngành hàng, cách lên ý tưởng, cách tìm kiếm khách hàng – “hét giá” một cách hợp lý và cách chăm sóc hậu mãi.

Ở phần 1 mình đã có giới thiệu tổng quan về các thiết kế templates trên Shopee, các bạn nào chưa xem có thể xem tại đây.

Có 2 loại thiết kế mình không đề cập ở phần trước, đó là: Danh mục sản phẩm và Khung sản phẩm. 2 mục này các bạn có thể làm/ hoặc không. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các bạn làm cho phù hợp nhé.

KHUNG SẢN PHẨM: Số lượng không cố định, tùy ngành hàng của khách hàng mà số lượng khung sản phẩm yêu cầu sẽ khác nhau, thường mình sẽ làm 1 khung rồi để khách hàng tự ghép sản phẩm vào khung đó. 

Kích thước: Tối đa 2MB

Chiều ngang (chiều dài): 500px

Chiều cao (Chiều rộng): 500px

Với khung sản phẩm các bạn có thể: Đặt tên, logo của Shop, Thời gian khuyến mãi, Voucher hoặc quà tặng đi kèm khi đạt giá trị hóa đơn tối thiểu…

Mình để 1 số ví dụ về khung sản phẩm tại đây:

 

Một vài ví dụ về khung sản phẩm

Một vài ví dụ về khung sản phẩm

Một vài ví dụ về khung sản phẩm

Một vài ví dụ về khung sản phẩm

 

DANH MỤC SẢN PHẨM: Số lượng 4

Kích thước: Tối đa 2MB

Chiều ngang (chiều dài): 300px 

Chiều cao (Chiều rộng): 300px

Với danh mục sản phẩm các bạn có thể: Chia các dòng sản phẩm mà shop đang kinh doanh để khách hàng dễ lựa chọn. Ví dụ: Đối với 1 shop mỹ phẩm bạn có thể chia thành 4 danh mục: Chăm sóc da mặt, Chăm sóc môi, Makeup, Chăm sóc Body. Với 1 Shop bán các sản phẩm công nghệ bạn có thể chia thành: Cáp sạc, Pin sạc dự phòng, Tai nghe Bluetooth, Thiết bị điện gia dụng. Tùy theo shop của bạn kinh doanh mặt hàng gì các bạn có thể thiết kế danh mục cho phù hợp.

Mình để 1 số ví dụ về danh mục sản phẩm tại đây:

ví dụ về danh mục sản phẩm

Ví dụ về danh mục sản phẩm

Tuy nhiên theo mình quan sát thì không nhiều Shop sử dụng Danh mục sản phẩm lắm và nếu có dùng thì thường các Shop sẽ dùng ảnh sản phẩm để làm ảnh danh mục luôn nên mình có nói ở trên –  Khung sản phẩm và danh mục sản phẩm là 2 mục có thể có hoặc không.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi đến màu sắc của từng ngành hàng nhé.

MÀU SẮC NGÀNH HÀNG:

Về màu sắc ngành hàng Anh Thành Lê trước đây đã có chia sẻ khá rõ về vấn đề này, mình để Link bài viết ở đây: https://www.facebook.com/groups/113530954086709/posts/151000393673098

unnamed file 11

Bảng màu sắc ngành hàng

Bảng màu này có tính tham khảo, sẽ có thay đổi tùy theo màu sắc thương hiệu của Shop các bạn đang làm nữa nhé!

CÁCH LÊN Ý TƯỞNG:

Để lên ý tưởng cho Shopee templates các bạn có thể tham khảo các gian hàng Shopee Mall, Lazada Mall, các gian hàng chính hãng của Tiki, Facebook chính thức của các nhãn hàng. Với mình, tham khảo từ các nguồn này là đã đủ. Thiết kế càng đơn giản sẽ càng đẹp, Màu sắc nên nghiêng về những màu đơn sắc, tránh những sự kết hợp quá chói, “chọc mù mắt người nhìn”.

Các bảng màu có khá nhiều bạn chia sẻ rồi, thường mình sử dụng 2 trang phổ biến nhất để chọn bảng màu là: colorhunt và coolors.co, các bạn có thể chọn theo các bảng màu gợi ý ở các trang này, theo nhận xét của mình các trang này phối màu khá đẹp, các bảng màu đang thịnh hành cũng nằm ở đây.

Một điều mình cần các bạn ghi nhớ là thiết kế cần làm nổi bật chủ thể, có rất nhiều bài viết về cách sắp xếp, bố cục trong thiết kế, các bạn có thể tìm trên Google hoặc trong Group. Quan trọng là khi tìm được rồi các bạn nên lưu lại bài viết và thực hành ngay nếu có thể, vì mình biết có nhiều bạn Share về trang cá nhân, lưu lại rồi để đó, không chịu thực hành.

Khi mới bắt đầu thiết kế, các bạn nên bắt đầu bằng việc sao chép thiết kế, nghĩa là khi thấy một hình ảnh đẹp, các bạn download về và tập thiết kế sao cho giống nhất có thể, dần dần sẽ hình thành gu thẩm mĩ, cách nhận biết màu sắc và cách sắp xếp bố cục cho các bạn đó.

CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG VÀ “HÉT GIÁ” MỘT CÁCH HỢP LÍ:

Cách tốt nhất để tìm kiếm khách hàng là trau chuốt cho các mẫu thiết kế của mình và đăng lên các Group liên quan. Khi sản phẩm của bạn đẹp, chất lượng khách hàng sẽ tự tìm đến. Ngoài ra các bạn có thể tự làm 1 Landing Page giới thiệu sản phẩm của mình, Canva có mục tạo Landing Page, các bạn có thể giới thiệu các sản phẩm của mình qua đó. Tốt hơn nữa, các bạn có thể đầu tư một Blog, để viết, chia sẻ cách làm và đăng sản phẩm của mình tại Blog cá nhân của bạn – vừa tạo được thương hiệu cá nhân, giúp khách hàng dễ biết đến bạn hơn – cách này mình đang sử dụng – các bạn có thể xem đây như một gợi ý nhé.

Để “hét giá” một cách hợp lí thì các bạn cần tìm được phân khúc khách hàng cho mình: Khách hàng thích giá rẻ – ít đòi hỏi; khách hàng thích giá rẻ – đòi hỏi nhiều; khách hàng sẵn sàng chi tiền – đòi hỏi cao; khách sẵn sàng chi tiền – ít đòi hỏi (cái này thì ai cũng thích).

Có thể có nhiều phân khúc khách hàng hơn, đây chỉ là kinh nghiệm của mình đúc kết lại, nếu không giống với bạn – bạn có thể bỏ qua. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có cách làm việc khác nhau, với khách hàng đòi hỏi nhiều nhưng thích giá rẻ, các bạn có thể đưa ra những mẫu có sẵn, thỏa thuận với khách hàng mình sẽ chỉnh sửa 3 – 4 lần dựa trên mẫu đó, khách chọn mẫu, bạn điều chỉnh lại cho phù hợp. Nhớ nhận tiền trước 50 – 70% để trừ trường hợp khách lật kèo nhé.

Để tránh việc sửa đi sửa lại thiết kế nhiều lần, các bạn có thể đưa ra 1 bảng màu dựa trên màu ban đầu khách đã chọn. Ví dụ khách chọn màu hồng, các bạn hãy đưa ra 1 bảng màu có chứa các sắc độ của màu hồng cho khách, khai thác các yêu cầu của khách hàng càng cụ thể càng tốt.

Cách tính giá dựa trên thời gian thiết kế, số lần chỉnh sửa, đặt giá bao nhiêu là tùy bạn, miễn sao cả bạn và khách hàng đều hài lòng với mức giá đó – NHƯNG ĐỪNG LẤY QUÁ RẺ.

CÁCH CHĂM SÓC HẬU MÃI:

Sau khi bán templatess các bạn có thể thường xuyên hỏi thăm các khách hàng, nhận phản hồi từ khách, hỗ trợ, trả lời một số câu hỏi của khách trong quá trình sử dụng templatess. Thường khi khách hàng đã hài lòng họ sẽ tìm bạn để kết hợp trong những lần thiết kế tiếp theo hoặc giới thiệu cho những khách hàng khác nữa đấy.

Có thể từ bán templatess các bạn sẽ có các Job xịn hơn nữa đấy.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của mình trong quá trình làm templatess Shopee, các bạn có thể áp dụng để làm cho các nền tảng khác như Lazada, Tiki, làm ảnh cho Fanpage Facebook, Instagram. Kích thước sẽ có thay đổi ở mỗi nền tảng khác nhau, chúc các bạn thành công và kiếm được nhiều tiền nhé.

4.3/5 - (1423 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *